Nguyên liệu dễ mua, cách làm đơn giản, lại đa dạng khẩu vị mà vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng trong mùa dịch này. Là những lý do chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị 25 món ăn sáng dưới đây.
Các món ăn ngon cho buổi sáng dễ làm khi giãn cách ở nhà
Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến nhiều gia đình phải giãn cách ở nhà và nhiều chị em phải vắt óc suy nghĩ ăn món gì cho đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra còn phải là các món ăn ngon để giúp ra đình có được trọn vẹn bữa cơm ngon gia đình.
Bữa ăn sáng thực sự là một sự khởi đầu hoàn hảo trong ngày cho một loạt các hoạt động chuyển hóa chất trong cơ thể, giúp cơ thể bạn đốt cháy được nhiều calo hơn trong một ngày. Khi chúng ta ăn bữa sáng, tức là đang phát tín hiệu cho cơ thể chúng ta biết rằng cơ thể đang tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.
Ngoài ra, với các nghiên cứu gần đây đã cho thấy những người có thói quen ăn bữa sáng đầy đủ, và chất lượng bữa sáng tốt sẽ giúp giảm căng thẳng, cảm xúc cân bằng, cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn cả gia đình phải ở nhà do giãn cách vì dịch bệnh.
1. Các loại phở
Món phở là một món ăn sáng đã rất phổ biến với tất cả mọi người, và với rất nhiều người phở là một món ăn sáng khoái khẩu. Thế nhưng, trong thời gian giãn cách để thưởng thức một tô phở ngon lại là khát khao của không ít người.
Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một tô phỏ tuyệ ngon với gợi ý cách nấu phở ngon tại nhà dưới đây.
Cách nấu phở gà
Nguyên liệu (cho 4-6 người ăn):
- Xương gà: 1,5 kg
- Thịt gà ta: 0,5 – 1kg hoặc nửa con gà (tùy vào khẩu phần ăn của gia đình)
- Hành tây: 2 củ
- Hành tím: 5 củ
- Bánh phở : 1 kg hoặc 1,5 kg tùy sức ăn.
- Gia vị (mắm, hạt nêm, muối, hạt tiêu, đường cát), quế, hoa hồi, thảo quả, hành tỏi.
- Hành lá, hành tây, ngò rí và ngò gai, quẩy và các loại rau ăn kèm như húng quế, mùi, giá sống, chanh, ớt sừng xắt mỏng.
Cách nấu
- Hoa hồi quế bạn nướng sơ qua cho thơm. Gừng, hành khô nướng thật chín rồi sau đó cạo sạch vỏ.
- Cho gà vào nồi, rồi sau đó đổ ngập nước mặt gà rồi tiếp tục cho hành khô, hoa hồi quế, gừng và hạt mùi cùng với 1 muỗng bột canh gia vị vào nồi gà. Tiến hành bật lửa thật lớn đun sôi gà. Khi nước gà ở trong nồi đã sôi, tat bật nhỏ lửa và tiếp tục để đun sôi thêm 15 phút nữa rồi tắt bếp.
- Sau khi gà chín thì vớt ra đĩa, để cho ráo nước rồi bóc thịt lọc xương và thái mỏng vừa ăn theo khẩu vị của bạn. Phần nước sáo gà còn lại ta lọc sạch rồi tiếp tục đun sôi lại, bỏ thêm một ít gia vị cho vừa ăn.
- Lấy rau mùi, giá đỗ rửa sạch, để cho ráo nước rồi bỏ ra đĩa, hành tây thì cắt lát nhỏ bỏ cùng với chanh và vài lát ớt.
- Trụng phở xong, ta chia đều ra bát theo lượng tùy ý, rồi bỏ giá đỗ, rau mùi, ít hành tây, ớt vào bát rồi tiến hành chan đều nước phở vào. Khi ăn, để tạo thêm độ thơm ngon của phở, bạn có thể vắt thêm chanh hoặc bỏ thêm chút tương ớt, giấm tỏi.
Cách nấu phở bò
Nguyên liệu (cho 4-6 người ăn):
- Xương bò/heo (tốt nhất là xương bò cho chuẩn vị): 1kg
- Thịt bò: 500g
- Bánh phở: 1kg
- Thảo quả: 2 quả
- Gừng: nhánh nhỏ (80gr)
- Hồi: 2 miếng
- Quế: một nhánh
- Hành khô: 2 củ
- Hành tây: 1/2 củ
- Hành lá, mùi tàu, rau mùi, ớt tươi, đường phèn, bột ngọt, muối, hạt nêm
Cách nấu:
- Xương ống rửa sạch, rồi đem bỏ vào nồi, nấu cho thật sôi rồi bỏ ra, rửa cho sạch. Thịt bò ta rửa sạch, thái lát mỏng. Hành lá, ngò rí rửa sạch, ta đem thái nhỏ.
- Hành tây, gừng đem ta bóc sạch bỏ rồi nướng sơ qua. Hoa hồi, thảo quả, thanh quế đem bỏ vào chảo rang sơ qua để tạo mùi thơm khi sử dụng.
- Sau đó cho hỗn hợp xương ống đã rửa sạch, gừng, hoa hồi, hành tây, thanh quế, thảo quả cùng một lượng nước vừa đủ đổ vào nồi, đun cho thật sôi. Khi nước đã sôi, bật nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Cho bánh phở đã trụng nước bỏ vào tô, thịt bò ta đem nhúng vào nồi nước xương đang sôi rồi nhanh tay lấy ra sao cho thịt vẫn còn màu hơi tái. Bỏ hành lám ngó ri sao cho vừa đủ vào bát, tiến hành chan đều nước xương còn nóng vào.
2. Thịt bò sốt vang
Bò sốt vang là món ăn bổ dưỡng có xuất xứ từ phương Tây, phổ biến trên thế giới dưới cái tên “Beef au Vin” hay “Beef Bourguignon”. Khi du nhập vào Việt Nam, sốt vang bò được bản địa hóa để phù hợp với khẩu vị và gia vị của người Việt.
Món ngon này thường được ăn kèm với bánh mì hoặc cơm trắng vào những ngày tiết trời mát mẻ. Món này cũng là một trong các món ăn ngon, đủ dinh dưỡng trong những ngày giãn cách xã hội mà DONHAPKHAU.VN gợi ý cho các bạn.
Nguyên liệu:
- Thịt bắp bò 400 gr
- Khoai tây 300 gr (khoảng 2 củ), Cà rốt 1 củ, Cà chua 1 quả, Hành tây 130 gr (khoảng 1 củ), Quế 2 nhánh, Gừng 1 củ (củ nhỏ), Tỏi 4 tép
- Rượu vang đỏ 30 ml, Bột năng 2 muỗng canh, Dầu ăn 3 muỗng canh, Gia vị sốt vang 5 gr
- Gia vị thông dụng 1 ít
Cách nấu bò sốt vang
- Thịt bò rửa sạch, dùng vài lát gừng tươi xát, chà lên thịt bò rồi sau đó xả lại với nước để khử mùi hôi trên bề mặt thịt. Bạn cũng có thể cho thịt bò vào trần sơ trong nước ấm có vài nhánh gừng đập dập, mùi hôi trong miếng thịt sẽ đước giảm đi đáng kể.
- Rồi sau đó, bạn cắt khúc thịt bò thành nhiều miếng vừa ăn và hơi to một chút bởi vì khi nấu thịt bò sẽ bị co, rút lại nữa.
- Cà chua rửa sạch, cắt làm đôi, dùng muỗng loại bỏ hết hạt để nước sốt bắt mắt và ngon hơn. Sau đó bạn cho cà chua vào máy xay, xay thật nhuyễn để làm nước sốt. Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn hoặc tỉa hoa để món ăn thêm phần đẹp mắt. Hành tây lột vỏ, cắt múi cau. Ngò rí cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Thịt bò ướp với 1 muỗng cà phê bột quế, 3 muỗng canh rượu vang, một ít tỏi băm, 1 muỗng canh hạt nêm. Dùng tay trộn thật đều và xoa bóp thật kỹ để thịt bò ngấm đều gia vị, ướp trong vòng 20 phút.
- Xong công đoạn sơ chế và tẩm ướp. Sau đó bạn bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn, tiếp đến cho tỏi băm vào phi thơm. Tỏi vàng cạnh cho tiếp phần thịt bò đã ướp vào xào cùng, dùng đũa nhanh tay đảo đều. Khi miếng thịt bò săn lại thì tắt bếp, trút thịt bò vào tô để riêng.
- Bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn và tỏi vào phi thơm. Khi thấy tỏi vàng cho phần cà chua đã xay, 100ml rượu vang và 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi để nấu sốt vang.
- Tiếp đến, cho thịt bò đã xào và 1 lít nước vào rồi đậy nắp nấu trong 60 phút với lửa nhỏ để thịt bò mềm và nồi sốt vang không bị cạn nước. Nếu dùng nồi áp suất, chỉ cần hầm bò trong 20 phút.
- Sau đó, cho tiếp khoai tây và cà rốt vào, nêm thêm 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh đường, đậy nắp nấu tiếp 20 phút nữa cho khoai tây và cà rốt chín.
- Khi thấy cà rốt và khoai tây đã chín tới vừa ăn, cho hành tây vào nấu chung và nêm nếm lại cho hợp khẩu vị. Cuối cùng, pha một ít bột năng với nước và cho từ từ vào nồi, khuấy đều để tạo độ sệt cho món ăn rồi tắt bếp.
3. Cháo sườn
Cháo sườn là một trong những món ăn sáng rất ngon của người Việt, dễ chế biến và phù hợp với bất kì độ tuổi nào, cả với người lớn lẫn trẻ em nên đây sẽ là món điểm tâm rất thích hợp. Chỉ cần một dẻ sườn non thêm chút gạo tẻ cũng có được bát cháo thơm mát, cầu kỳ hơn có thể ăn cháo sườn với quẩy hoặc hột vịt bắc thảo thì lại càng tuyệt vời hơn.
Cách nấu cháo sườn
- Sườn non rửa sạch. Nấu sôi nửa lít nước, cho sườn non vào trụng, để khoảng 2 phút khi nước sôi lại thì nhắc xuống. Đem sườn đi rửa sạch dưới vòi nước lạnh rồi cho lại vào một chiếc nồi sạch.
- Gạo tẻ vo sạch sau đó đổ vào 300ml nước, ngâm từ 4 tiếng đến qua đêm cho gạo nở. Cho cả gạo và nước ngâm vào máy xay đến khi hạt gạo nhỏ nát li ti.
- Hành tím cắt mỏng phi vàng thơm. Hành lá, ngò rí rửa sạch cắt nhỏ.
- Thêm vào nồi 1 lít rưỡi nước và 1/2 muỗng cà phê muối, hầm 45 phút đến 1 tiếng để lấy nước ngọt. Sau đó gắp sườn ra, xé thịt thành những sợi nhỏ, bỏ xương.
- Đổ gạo đã xay vào nồi, sau đó rây phần nước hầm xương vào (rây qua để loại bỏ xương vun nếu có), nấu lửa vừa đến khi cháo sôi thì hạ lửa nhỏ, đun liu riu đến khi cháo mềm. Trong lúc nấu cháo nhớ khuấy thường xuyên để tránh cháo bị dính vào đáy nồi.
- Khi cháo đã mềm thêm thịt đã xé vào nồi cháo, nêm 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê hạt nêm cho vừa khẩu vị, khuấy đều là hoàn tất.
4. Bún riêu cua đồng
Bún riêu cua là một trong các món ăn ngon buổi sáng truyền thống Việt Nam được biết đến rộng rãi trong nước và quốc tế… Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thịt cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, giấm bỗng, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau sống.
Cách nấu bún riêu cua
- Cua ngâm nước khoảng 1 tiếng để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua và để riêng.
- Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ phần yếm cua.
- Cho cua xay vào một chiếc tô lớn ướp vào ít muối rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, dùng tay hoặc rây lọc bỏ xác cua lấy nước. Lược lấy khoảng 3.5 lít nước riêu cua là được.
- Mỡ heo rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ sau đó đem chiên vàng (tận dụng phần nước mỡ heo làm dầu để chiên các nguyên liệu khác). Đậu hũ cắt nhỏ mang đi chiên vàng.
- Hành lá rửa sạch 1 nửa cắt nhỏ còn 1 nửa cắt khúc khoảng 3cm. Hành tím lột vỏ cắt lát.
- Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Huyết heo đem luộc sơ lại với nước cho sạch và cắt khúc vừa ăn.
- Tôm khô và mực khô ngâm nước khoảng 30 phút, sau đó đem mực cắt nhỏ rồi chiên vàng cùng với tôm khô.
- Cho vào chảo lòng sâu 150ml dầu ăn (hoặc tận dụng phần nước mỡ heo nếu nhiều) đun nóng, rồi cho hành tím đã cắt lát vào chiên vàng.
- Sau khi hành chín vàng thì cho phần tóp mỡ đã thắng vào chiên sơ rồi vớt ra để ráo.
- Phần gạch cua đã tách riêng ra, bạn cho vào chảo cùng với 1 muỗng canh nước mỡ heo và xào chín.
- Cho vào tô 100gr giò sống, 2 cái lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít hành lá cắt nhỏ cùng với một ít nước riêu cua đã lọc và trộn đều.
- Sau đó cho phần hỗn hợp này vào khuôn cùng với khoảng 100ml nước riêu cua đã lọc và đem hấp khoảng 30 – 40 phút cho phần chả cua chín.
- Bạn phết lên bề mặt chả cua ít gạch cua đã xào tạo nên màu vàng đẹp mắt và tăng thêm hương vị.
- Bắc chảo lên bếp cùng với một ít nước mỡ heo đun nóng, cho cà chua đã cắt múi cau, 1 muỗng canh dầu điều vào xào sơ khoảng 5 phút.
- Phần mực và tôm đã chiên sẵn cho vào nồi, cùng với phần xác cua đã bọc kĩ bằng vải. Thêm vào nồi 1.5 lít nước và nấu khoảng 30 – 40 phút để tôm mực và xác cua ra được chất ngọt.
- Vớt xác bỏ, lúc này trong nồi còn khoảng 1 lít nước dùng, tiếp tục đổ thêm 3 lít nước riêu cua đã lọc vào nồi nấu trên lửa nhỏ để riêu cua từ từ tạo thành váng thịt và nổi lên mặt nước.
- Sau đó cho phần cà chua, đậu hũ, huyết heo, hành lá cắt khúc, gạch cua còn lại vào nồi nêm gia vị gồm: 60gr đường, 1 ít bột ngọt, 20ml nước mắm, 1 ít hạt nêm, tiêu và 20gr mắm tôm khuấy đều.
5. Bò bít tết
Bò bít tết hay còn được gọi với cái tên tiếng anh là Beefsteak, món ăn này xuất phát từ Phương Tây và được du nhập về Việt Nam. Bò bít tết là món ăn dược làm từ miếng thịt xắt lát dày tầm 1.5-2.5 cm, cắt vuông góc với các thớ thịt.
Bò bít tết được chế biến bằng cách nướng trên vỉ hoặc áp chảo, kết hợp cùng với một sô nguyên liệu đơn giản như muối, tiêu, dầu và bơ. Bò bít tết thường được ăn kèm cùng với khoai tây chiên, trừng ốp là hay salad rau.
Cách nấu bò bít tết
Đối với món bít tết bạn nên tẩm ướp với gia vị đơn giản để không lằm mất đi hương vị của miếng thịt. Nên dùng chút muối và tiêu là ướp thịt sau đó mới chế biến.
Trong khi chế biến bít tết bạn nên dùng kẹp lật thịt để tránh làm miếng thịt rách ra làm mất đi phần nước ngọt của thịt. Và bạn cũng nên hạn chế việc lật miếng thịt nhiều lần.
Thời gian và độ lửa là yếu tố quyết định đến độ chín của bít tết mà bạn mong muốn. Vì vậy bạn cần biết chính xác thời gian và nhiệt độ khi chế biến mỗi loại bít tết khác nhau.
- Thịt chín 10% (Blue Rare): mỗi mặt thịt nướng tầm 30(s), nhiệt độ miếng thịt đạt 10 – 29 0C.
- Thịt chín 25% (Rare): mỗi mặt thịt nướng tầm 2 phút, nhiệt độ miếng thịt đạt 30 – 51 0C.
- Thịt chín 50% (Medium Rare): mỗi mặt thịt nướng tầm 3 – 3.5 phút, nhiệt độ thịt đạt 57 – 63 0C.
- Thịt chín 75% (Medium): mỗi mặt thịt nướng tầm 4 phút, nhiệt độ thịt đạt 63 – 680C.
- Thịt chín 90% (Medium Well): mỗi mặt thịt nướng tầm 5 phút, nhiệt độ thịt đạt 72 – 77 0C.
- Thịt chín 100% (Well Done): mỗi mặt thịt nướng từ 6 phút trở nên, nhiệt độ thịt đạt > 770C.
6. Mì Spaghetti phong cách Italia
Spaghetti là một loại Pasta – loại mì Ý trứ danh được thực khách khắp thế giới yêu thích nhất. Đây cũng là một trong những món ăn phương Tây cực kỳ phổ biến và được ưa thích tại Việt Nam.
Cách chế biến Spaghetti cũng cực kỳ đa dạng như nấu cùng với pho mát và hạt tiêu hay tỏi, dầu; nấu với cà chua thịt bằm cùng nước xốt đặc biệt; nấu cùng cà chua và cá ngừ;… Dĩ nhiên, dù với phương thức chế biến nào thì Spaghetti vẫn giữ được độ dai, mềm đặc trưng của mì và hòa quyện hài hòa với các nguyên liệu khác, từ đó chinh phục vị giác thực khách dễ dàng.
Cách nấu mì Spaghetti
- Thịt bò rửa sạch, bằm nhỏ, cho vào chén ướp : ½ thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê muối, một ít hạt tiêu và đảo đều.
- Cà chua rửa sạch, cắt đôi bỏ hạt và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Hành tây lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
- Hành củ và tỏi bạn bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
- Rau mùi bỏ rễ, rửa sạch.
- Cho khoảng 2 lít nước vào nồi và nấu sôi, bạn thêm vào nồi nước 2 thìa dầu ăn và 1 chút muối để sợi mỳ chín sẽ đậm vị hơn và không bị dính vào nhau.
- Nước sôi bạn thả mỳ ý vào luộc (nhớ để tơi mỳ ra để khi chúng mềm và chìm trong nước không bị dính vào nhau). Sau khi mỳ đã hoàn toàn chìm trong nước, bạn luộc thêm khoảng 2 – 3 phút cho sợi mỳ chín mềm có thể dùng đũa ngắt thử là được, giai đoạn này bạn nhớ đảo sợi mỳ để chúng không dính vào nhau. Thời gian luộc mỳ sẽ khoảng 8 – 10 phút như hướng dẫn trên bao bì.
- Mỳ chín, vớt ra rổ (rá) và để ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 xíu dầu ăn cho nóng và cho hành củ, tỏi đã băm nhuyễn vào phi cho thơm.
- Cho hành tây vào đảo đều cho tới khi hành chín ngả màu hơi trong.
- Tiếp tục cho sốt cà chua vào cùng với 1 xíu muối (nếu thích bạn có thể thêm vào nước mắm nhưng sẽ làm cho thịt bò dai hơn), nấu cho hỗn hợp sốt hơi sền sệt thì cho thịt bò vào đảo đều cho thịt tơi ra. Nếu thấy hỗn hợp sốt bây giờ bị đặc lại thì bạn có thể thêm vào chút nước.
- Thịt bò chín và gia vị vừa ăn, rắc thêm 1 ít hạt tiêu và tắt bếp nhé.
- Chia mỳ ra 4 dĩa và đổ nước sốt lên, thêm một vài cọng rau mùi trang trí cho dĩa mỳ thêm hấp dẫn và ngon miệng. Vậy là đã có món mỳ ý sốt cà chua bò bằm ngon chuẩn vị cho bữa sáng của gia đình.
7. Hủ tiếu miền Nam
Hủ tiếu là món ăn quá đỗi quen thuộc đối với người miền Nam. Đây là món ăn của người Hoa du nhập vào Việt Nam và được biến đổi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt kể cả ở miền Bắc và miền Trung. Hủ tiếu cũng rất phù hợp để ăn sáng.
Cách nấu hủ tiếu
- Xương heo, giò heo rửa sạch sau đó có thể trần qua nước sôi thêm chút xíu gừng để khử bớt mùi.
- Chặt xương heo và giò heo thành từng miếng vừa ăn, sau đó bắc lên bếp ninh. Lưu ý khi ninh bạn để lửa nhỏ và thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.
- Sau khoảng 45 phút, vớt giò heo ra và ngâm trong chậu nước đá khoảng 2-3 phút, xương vẫn ninh tiếp khoảng 20 phút nữa.
- Rửa tôm khô nhiều lần với nước lạnh sau đó cho vào ninh cùng với xương
- Củ cải cạo vỏ, đem chà với muối trắng rồi rửa lại với nước sạch để loại bớt mùi hăng sau đó thái từng miếng vừa ăn.
- Cà rốt cũng cạo vỏ cắt miếng
- Cho cà rốt cùng củ cải vào ninh cùng xương
- Sau khi ninh 2 giờ đồng hồ, bạn nêm muối, hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn
- Trụng sơ hủ tiếu vào nước sôi sau đó cho ra tô
- Bày thêm giò heo, giá đỗ… rồi chan nước dùng cho vừa ăn.
- Khi ăn bạn ăn kèm với rau sống cùng với chén nước mắm chua cay để giúp món ăn thêm hấp dẫn hơn.
8. Món xôi siêu ngon
Xôi là món ăn sáng cực kỳ phổ biến trong nhiều gia đình Việt Nam. Món xôi cũng được chế biến đơn giản, và biến tấu khác nhau tùy theo mỗi vùng, mỗi miền, và tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Cách nấu món xôi
- Muốn nấu được món xôi ngon thì chắc chắn bạn cũng phải cần lựa chọn một loại gạo ngon. Bởi, gạo chính là yếu tố quyết định đến chất lượng xôi có dẻo và thơm lâu hay không. Do vậy, muốn nấu xôi ngon tại nhà bằng nồi hấp thì nhất định bạn không được bỏ qua bước chọn gạo nhé.
- Gạo ngon được chọn để nấu xôi thường là gạo nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng. 2 loại gạo này có độ dẻo vừa phải và mùi thơm vô cùng đặc biệt. Bí quyết để chọn hạt gạo ngon nữa là nên chọn những loại gạo tròn, màu trắng đục, đều và căng bóng.
- Bí quyết để có hạt xôi căng mọng, bóng mịn và dẻo thơm chính là ngâm gạo đủ thời gian trước khi nấu. Không chỉ vậy mà việc ngâm gạo trước khi nấu cũng giúp rút ngắn được thời gian chõ xôi.
- Thời gian ngâm gạo tốt nhất là từ 6 – 8 tiếng để hạt gạo ngậm đủ nước. Nếu sáng hôm sau bạn nấu thì có thể ngâm từ đêm hôm trước. Tuy nhiên bạn lưu ý là thời gian ngâm gạo không được vượt quá 8 tiếng vì như vậy gạo sẽ bị chua và không còn ngon nữa.
- Trước khi cho gạo lên xửng hấp thì bạn xóc đều gạo với một nhúm muối nhỏ để gạo đỡ bị nhạt. Bạn nhớ xóc đều và để gạo ráo nước rồi mới cho vào xửng. Làm như vậy sẽ tránh trường hợp có chỗ gạo ướt quá sẽ bị nhão. Bạn dàn đều gạo và tạo một vài lỗ trên bề mặt xửng để hơi nước có thể xâm nhập sâu vào và làm chín gạo từ trong ra ngoài.
- Bạn cho nước lạnh vào nồi đun nước. Mực nước lý tưởng là 1/3 nồi. Thêm vào nồi hấp 1 vài chiếc lá dứa để xôi có mùi thơm. Đun sôi trước khi đặt xửng hấp xôi vào nồi.
- Bạn nên cho lượng gạo ít hơn so với dung tích thực của nồi hấp một chút để đảm bảo nấu xôi ngon nhất. Ví dụ như khối lượng gạo của nồi là 5kg thì bạn có thể nấu 4,5kg để có được chất lượng xôi tốt nhất nhé.
- Sau khi đặt xửng hấp vào nồi thì bạn nhớ vặn lửa nhỏ hơn để nồi nước sôi liu riu tạo ra độ ẩm làm chín xôi từ từ.
- Xôi khi được nấu bằng nồi hấp chỉ khoảng 30 – 45 phút là được.
Thực đơn các món ăn trưa ngon khi giãn cách ở nhà
Bữa trưa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân và tất cả các thành viên trong gia đình khi đây là nguồn năng lượng thiết thực nhất cho thời gian còn lại trong ngày của cả gia đình. Việc cả gia đình cùng quây quần ngồi ăn trưa với nhau trong khi giãn cách vì dịch bệnh sẽ giúp cải thiện không khí trong gia đình, tạo hứng khởi, vui vẻ, nhiệt huyết cho một nửa ngày sau đó.
Các chuyên gia khuyến cáo bữa ăn trưa cần có đầy đủ các món rau, thịt, cá… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cả gia đình. Bữa ăn cần diễn ra trong không khí vui vẻ, đầm ấm để mọi thành viên trong gia đình có thể chia sẻ với nhau mọi việc diễn ra trong buổi sáng và lên kế hoạch cho các hoạt động chung vào chiều và tối.
Chúng tôi xin gợi ý với các bạn 8 thực đơn cực kỳ đơn giản, dễ làm vừa ngon, bổ, hấp dẫn lại giúp bạn linh hoạt thay đổi theo từng ngày để tránh thức ăn bị nhàm chán.
Sau đây là các món ăn ngon dành cho buổi trưa:
Thực đơn ăn trưa số 1
Đây là thực đơn đơn cơm trưa bình dân với chi phí chỉ khoảng 100.000 đồng cho 4 người ăn.
- Đậu phụ nhồi thịt bằm
- Chả cá viên chiên
- Mướp luộc chấm xì dầu
- Hoa quả tươi tráng miệng
Thực đơn ăn trưa số 2
Đây là thực đơn chủ yếu với các món cá nhưng cũng rất dễ chế biến và chuẩn bị nhanh, hơn thế nữa mâm cơm lại có đủ màu sắc hấp dẫn.
- Cá chiên giòn
- Măng xào tỏi
- Canh cải
- Tôm rang mắm
- Gỏi dưa chuột
Thực đơn ăn trưa số 3
Sau những ngày ăn trưa đơn gian, bạn có thể chiêu đãi cả gia đình bằng một mâm cơm cầu kì và bổ dưỡng với những món ăn sau đây:
- Cải thảo cuốn thịt
- Tôm rang
- Hoa quả tráng miệng
- Đậu đũa luộc
- Thịt lợn rang cháy cạnh
Thực đơn ăn trưa số 4
Các món ăn trưa lần này có ưu điểm là ít dầu mỡ và thanh mát, đặc biệt phù hợp với thời tiết oi bức.
- Canh trứng
- Sườn xào chua ngọt
- Đậu đũa luộc
- Thịt bò xào rau củ
Thực đơn ăn trưa số 5
Thực đơn số 5 chủ yếu là cá tôm cùng món rau chủ đạo là rau bí, đơn giản mà cũng rất dễ chế biến.
- Cá rán giòn
- Tôm hấp bia
- Canh bí đỏ
- Rau bí xào tỏi
Thực đơn ăn trưa số 6
Thực đơn số 6 là sự kết hợp hoàn hảo giữa những món ăn truyền thống và hiện đại với các món:
- Nem rán
- Thịt kho tàu
- Salad hoa quả
- Rau cải ngồng luộc
- Cà muối
Thực đơn ăn trưa số 7
Thực đơn số 7 là một mâm cơm trưa điển hình của miền Bắc với các món ăn khá hấp dẫn như:
- Cá rô rán
- Cà tím om đậu
- Đậu sốt cà chua
- Rau mồng tơi luộc
Thực đơn ăn trưa số 8
Làm sao để vẫn ăn ngon mà không bị nóng trong tiết trời oi bức mùa hè? Dưới đây sẽ là những món ăn phù hợp cho bữa cơm trưa của bạn.
- Canh Móng giò bí đỏ
- Gỏi rau muống thịt bò
- Chả cá
- Rau muống luộc
- Cà muối
Thực đơn các món ăn tối ngon khi giãn cách ở nhà
Bữa tối trong giai đoạn giãn cách là bữa ăn đặc biệt quan trọng đối với mỗi gia đình. Đây là thời điểm cách thành viên kết thúc công việc của một ngày, ngồi lại với nhau chia sẻ những gì mình đã làm và cùng động viên nhau vượt qua những khó khăn và bất tiện do đại dịch gây ra.
Bữa tối vì thế sẽ được chuẩn bị tươm tất hơn một chút so với bữa trưa và có thể đi kèm những món ăn ngon mà mọi thành viên trong gia đình ít khi có dịp thưởng thức. Do dịch dã nên mọi người cũng có nhiều thời gian hơn và vì thế bữa tối có thể được trình bày cầu kỳ, kỹ lưỡng hơn để gợi hứng khởi với các món ăn cho mọi thành viên trong gia đình.
Chúng tôi xin giới thiệu 9 thực đơn chuẩn giành cho bữa tối ngon, bổ rẻ và vẫn với tiêu chí dễ làm, dễ chuẩn bị nhất có thể nhưng vẫn đem lại vị ngon và những sắc màu đặc biệt cho từng bữa cơm riêng biệt.
Sau đây là gợi ý các món ăn ngon dành cho buổi tối:
Thực đơn ăn tối số 1
Một mâm cơm tối với những món ăn truyền thống của người Việt sẽ đem lại cho gia đình bạn một cảm giác ấm cúng, sum vầy. Thực đơn bữa tối này bao gồm:
- Thịt chân giò luộc
- Cá kho niêu
- Tép rang
- Đậu phụ rán
- Canh rau đay nấu cua và mướp
- Cà muối
Thực đơn ăn tối số 2
Chỉ với thời gian khoảng 30 phút, bạn đã có một thực đơn bữa tối thịnh soạn với các món ăn ngon miệng dưới đây:
- Thịt vịt quay
- Trứng rán
- Canh sườn cà chua
- Dưa chuột góp
Thực đơn ăn tối số 3
Thực đơn bữa tối với những món ăn quen thuộc nhưng được trang trí một cách bắt mắt sẽ giúp chị em ghi điểm trong mắt của các thành viên trong gia đình.
- Thịt gà luộc
- Lòng mề xào đỗ
- Nộm gà xé
- Dưa chuột
- Canh rau muống nấu
Thực đơn ăn tối số 4
Nếu gia đình bạn có 4-5 thành viên thì bạn có thể tham khảo thực đơn bữa tối dưới đây với các món ăn quá đỗi quen thuộc như:
- Thịt ba chỉ rang cháy cạnh
- Dưa muối
- Cà muối
- Rau cải ngồng luộc
Thực đơn ăn tối số 5
Trong một tuần ngoài những món ăn quen thuộc hàng ngày, bạn cũng nên đổi vị với 1-2 bữa tối thiên về đồ hải sản nhằm cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cả nhà.
- Tôm hấp sả
- Ngao hấp
- Canh đậu sốt cà chua và súp lơ
- Nem hải sản
Thực đơn ăn tối số 6
Vào những ngày hè nóng nực, việc bổ sung vitamin là vô cùng cần thiết giúp thanh nhiệt giải độc. Những món ăn thanh đạm, sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bữa tối ngày hè. Bạn có thể tham khảo công thức sau:
- Rau củ quả luộc
- Canh trứng sốt cà chua
- Cá thu sốt cà chua
- Cà muối
Thực đơn ăn tối số 7
Đây là thực đơn bữa tối khá đơn giản và “siêu tiết kiệm” cho gia đình bạn chỉ với trứng, lạc, chuối. Các món ăn dù đơn giản như vậy nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình.
- Trứng rán
- Lạc rang
- Chuối ốc nấu đậu
- Rau lang luộc
Thực đơn ăn tối số 8
Thêm một thực đơn cũng vô cùng đơn giản và tiết kiệm nhưng vẫn rất ngon lành và đặc biệt là rất đưa cơm với những món rau thanh mát làm dịu đi nóng bức của mùa hè.
- Chả thịt cuốn lá lốt
- Canh rau mùng tơi nấu thịt bằm
- Canh trứng cà chua
- Dưa chuột
Tham khảo: Thiết bị nhà bếp
Thực đơn ăn tối số 9
Vào những ngày cuối tuần, gia đình bạn có nhiều thời gian bên nhau hơn, đây cũng chính là lúc bạn trổ tài nội trợ với những bữa cơm tối thịnh soạn, cầu kỳ nhằm gắn kết các thành viên trong đại gia đình được gần nhau hơn. Thực đơn bữa tối này bao gồm:
- Thịt gà luộc
- Móng giò hầm
- Nem rán
- Giò xào (giò mỡ)
- Giò nạc (giò lụa)
- Xôi gấc
- Thịt bò xào đỗ và nấm hương
- Chè long nhãn hạt sen
Trên đây là những gợi ý của Đồ Nhập Khẩu Đức, Châu Âu cho các bạn để có được những món ăn ngon cho cả gia đình trong những ngày giãn cách vì dịch bệnh. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ không còn phải vò đầu bứt tai nghĩ đến “bữa nay ăn gì” và gia đình bạn sẽ có thêm nhiều thời gian vui vẻ, quây quần bên nhau hơn.
Quá hữu ích. Cảm ơn Ad
Bài viết rất hay và ý nghĩa. Cảm ơn bài viết chia sẻ của shop
Sản phẩm của shop dùng rất tốt, giá chuẩn.